Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào? Có khôi phục được không?

1956

Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu khiến người tham gia không còn nhận được sự bảo vệ tài chính, đồng thời các quyền lợi khác cũng bị mất đi. Vì thế, người tham gia cần cẩn thận để tránh rơi vào trường hợp này. Vậy hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào và có khôi phục được không?

1. 5 lý do phổ biến khiến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu 

Những trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu phổ biến bao gồm:

1.1. Đại lý không nộp phí cho công ty bảo hiểm

Trường hợp này gây ảnh hưởng cho cả người tham gia lẫn công ty bảo hiểm: người tham gia bị mất đi các quyền lợi chính đáng, trong khi đó hình ảnh và uy tín công ty bảo hiểm bị tổn hại nghiêm trọng.

Đại lý bảo hiểm bao gồm các tổ chức và cá nhân (tư vấn viên) được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền. Theo Điều 85 Luật kinh doanh bảo hiểm, nhiệm vụ của một đại lý bảo hiểm bao gồm:

  • Giới thiệu, chào bán bảo hiểm cho khách hàng.
  • Thu xếp việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng.
  • Thu phí bảo hiểm.
  • Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  • Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Xem thêm các thuật ngữ bảo hiểm khác TẠI ĐÂY.

 

Để tránh rơi vào trường hợp này, người tham gia có thể chủ động thanh toán phí trực tiếp với công ty bảo hiểm. 

Hiện nay, các công ty bảo hiểm đã triển khai rất nhiều phương thức thanh toán trực tuyến. Điều này không chỉ giúp người tham gia có thể dễ dàng đóng phí mọi lúc, mọi nơi mà còn có thể theo dõi tình trạng hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình. 

thanh toán phí trực tiếp với công ty bảo hiểm

Chỉ cần thiết bị điện tử có kết nối mạng, người tham gia có thể dễ dàng đóng phí ở bất kỳ đâu

1.2. Không đóng phí đầy đủ và đúng hạn

Trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định, công ty bảo hiểm có thể gia hạn đóng phí tối đa là 60 ngày nếu người tham gia không thể đóng phí đúng hạn. Trong thời gian 60 ngày này, người tham gia vẫn nhận được đầy đủ các quyền lợi như trên hợp đồng. Nếu hết thời gian gia hạn mà người tham gia vẫn chưa hoàn thành việc đóng phí thì tùy theo loại hợp đồng bảo hiểm mà sẽ xảy ra các trường hợp sau:

Hợp đồng bảo hiểm KHÔNG CÓ giá trị hoàn lại

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Hợp đồng bảo hiểm CÓ giá trị hoàn lại Công ty bảo hiểm tự động khấu trừ từ các khoản quyền lợi, bảo tức và lãi tích lũy chưa rút (nếu có) của hợp đồng.  (1) Nếu giá trị tiền mặt trừ nợ đủ để thanh toán mức phí một kỳ bảo hiểm:

– Khoản phí bảo hiểm còn thiếu sẽ tự động tạm ứng từ giá trị tiền mặt trừ nợ (nếu có) của hợp đồng. 

– Hợp đồng tiếp tục có hiệu lực.

(2) Nếu giá trị tiền mặt trừ nợ không đủ để thanh toán mức phí một kỳ bảo hiểm:

– Hợp đồng sẽ tự động chuyển sang dạng định kỳ đóng phí ngắn hơn (tối thiểu là hàng tháng) để tiếp tục tạm ứng từ giá trị tiền mặt trừ nợ (nếu có).

– Hợp đồng tiếp tục có hiệu lực.

(3) Nếu giá trị tiền mặt trừ nợ không đủ đóng phí bảo hiểm hàng tháng:

– Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.

Đóng phí bảo hiểm nhân thọ và 5 điều có thể bạn chưa biết

Ngày nay, với các mức đóng bảo hiểm nhân thọ khác nhau, không quá khó để bạn lựa chọn cho mình một giải pháp bảo vệ tài chính phù hợp với điều kiện kinh tế. Không chỉ vậy, sự đa dạng mức phí bảo hiểm còn tạo điều kiện để…

1.3. Khoản tạm ứng và nợ lãi tương ứng lớn hơn giá trị hợp đồng

Đôi khi vì các lý do cá nhân, người tham gia có thể yêu cầu công ty vay/ tạm ứng tiền bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, người tham gia vẫn được công ty chi trả quyền lợi theo đúng thỏa thuận (sau khi đã trừ đi phí tạm ứng và lãi suất cho khoản tạm ứng đó). Lúc này:

Tiền tạm ứng + Phí tạm ứng + Nợ lãi tạm ứng NHỎ HƠN (hoặc BẰNG) Giá trị hợp đồng Hợp đồng bảo hiểm vẫn có hiệu lực
Tiền tạm ứng + Phí tạm ứng + Nợ lãi tạm ứng LỚN HƠN Giá trị hợp đồng Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

1.4. Cung cấp thông tin không trung thực

Kê khai đầy đủ và chính xác các thông tin trong hợp đồng bảo hiểm rất quan trọng bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chi trả quyền lợi khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Việc người tham gia cung cấp thông tin không trung thực sẽ khiến hợp đồng bảo hiểm có nguy cơ bị vô hiệu. 

Cần lưu ý gì khi kê khai thông tin tham gia bảo hiểm nhân thọ?

Kê khai thông tin bảo hiểm là một trong những công việc cần thiết khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Bởi thông tin được ghi nhận trên tờ khai là cơ sở để công ty bảo hiểm hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của người tham gia,…

1.5. Người khác ký tên hộ nhưng không có văn bản ủy quyền

Để hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người được bảo hiểm phải trực tiếp ký tên vào hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Trong trường hợp ký thay thì cần có văn bản ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không, người thụ hưởng có thể không thể nhận được các quyền lợi khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

ký kết hợp đồng bảo hiểm trực tuyến

Tốt nhất, người được bảo hiểm nên trực tiếp ký kết hợp đồng bảo hiểm thay vì ủy quyền cho người khác

Ngoài ra, cũng có những trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khác như tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại; Bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; Bên mua bảo hiểm dừng hợp đồng;…

2. Khôi phục hợp đồng bảo hiểm được không?

Người tham gia có thể khôi phục hợp đồng bảo hiểm nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thời điểm khôi phục hợp đồng không quá 2 năm kể từ ngày hợp đồng bị vô hiệu. 
  • Người được bảo hiểm gửi yêu cầu khôi phục hiệu lực của hợp đồng theo mẫu và chờ công ty bảo hiểm xem xét.
  • Thời điểm khôi phục hiệu lực phải trước ngày kết thúc hợp đồng.
  • Người được bảo hiểm phải cung cấp bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe và các tiêu chí khác (nếu có) đáp ứng đầy đủ theo quy định của công ty bảo hiểm.
  • Hoàn tất việc thanh toán chi phí trước đó như: phí bảo hiểm quá hạn (tính đến ngày công ty chấp thuận khôi phục hợp đồng), nợ chưa trả, lãi suất…

Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu là điều không ai mong muốn bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tham gia. Thông qua những thông tin trên, hi vọng bạn đã biết được các nguyên nhân khiến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu để tránh rơi vào những trường hợp này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các quy định và điều khoản trên các cổng thông tin của công ty bảo hiểm (website, fanpage, app,…) để tìm hiểu thêm. 

Đừng quên khám phá các kiến thức bổ ích khác về bảo hiểm nhân thọ tại: 

https://thongtinbaohiem.vn