Rủi ro về sức khỏe của nhân viên là một trong những rủi ro thường gặp trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Việc đóng bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên là cách doanh nghiệp và chính phủ cùng hợp tác bảo vệ nguồn nhân lực, đảm bảo vận hành ổn định cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Bài viết này cung cấp thông tin về mức đóng bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp và người lao động.
Xem nhanh
Lý do công ty cần đóng bảo hiểm
Công ty tư nhân có nghĩa vụ phải đóng một phần bảo hiểm cho người lao động, theo quy định pháp luật. Người lao động có quyền được công ty thay mặt đóng bảo hiểm bắt buộc để được hưởng các lợi ích từ chế độ bảo hiểm như:
- Khám chữa bệnh, trợ cấp thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, tử tuất.
- Trợ cấp thất nghiệp
- Lương hưu
Lưu ý, người lao động chỉ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm này khi đáp ứng được các điều kiện tham gia tương ứng theo quy định pháp luật.
Số tiền công ty đóng cho bảo hiểm tính như thế nào?
Theo quy định pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân và người lao động đều phải đóng các loại bảo hiểm sau với mức đóng từ 0,3% đến 17%:
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Mức đóng bảo hiểm là con số quyết định số tiền bảo hiểm cần đóng. Mức đóng bảo hiểm không phải là tiền lương thực nhận hàng tháng của người lao động.
Mức đóng bảo hiểm được tính như thế nào?
Mức đóng được tính trên cơ sở ‘tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm’ của người lao động.
Nói đơn giản, tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm luôn thấp hơn tiền lương thực nhận, bởi lẽ:
Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm =
Tiền lương tháng – phụ cấp lương – các khoản bổ sung khác
Ví dụ, nếu lương thực nhận của bạn là mười mấy triệu, thì tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm có thể chỉ là mấy triệu mà thôi.
Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm là cơ sở để tính mức đóng bảo hiểm của doanh nghiệp và người lao động.
Mức đóng cho bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
NGƯỜI LAO ĐỘNG | DOANH NGHIỆP | |
Quỹ ốm đau và thai sản | Không đóng | 3% |
Quỹ hưu trí và tử tuất | 8% | 14% |
TỔNG CỘNG | 8% | 17% |
Ví dụ, nếu tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm là 5 triệu, thì mức đóng cho bảo hiểm xã hội là:
Người lao động: 5 triệu x 8% = 400.000 đồng/tháng
Doanh nghiệp: 5 triệu x 17% = 850.000 đồng/tháng
Mức đóng cho bảo hiểm y tế là bao nhiêu?
NGƯỜI LAO ĐỘNG | DOANH NGHIỆP |
1,5% | 3% |
Ví dụ, nếu tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm là 5 triệu, thì mức đóng cho bảo hiểm y tế là:
Người lao động: 5 triệu x 1,5% = 75.000 đồng/tháng
Doanh nghiệp: 5 triệu x 3% = 150.000 đồng/tháng
Mức đóng cho bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?
NGƯỜI LAO ĐỘNG | DOANH NGHIỆP |
1% | 1% |
Ví dụ, nếu tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm là 5 triệu, thì mức đóng cho bảo hiểm thất nghiệp là:
Người lao động: 5 triệu x 1% = 50.000 đồng/tháng
Doanh nghiệp: 5 triệu x 1% = 50.000 đồng/tháng
Mức đóng cho bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
NGƯỜI LAO ĐỘNG | DOANH NGHIỆP |
Không đóng | Từ 0,3% đến 0,5% |
Ví dụ, nếu tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm là 5 triệu, thì mức đóng cho bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là:
Doanh nghiệp: 5 triệu x 0,3% = 15.000 đồng/tháng
Lợi ích của việc công ty đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động
Ngoài nghĩa vụ đóng các bảo hiểm bắt buộc, công ty tư nhân còn có thể hưởng lợi ích gián tiếp từ việc có nhân viên hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe và đề phòng rủi ro. Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về sức khỏe của nhân viên, giảm thiểu chi phí điều trị và thời gian nghỉ việc của nhân viên.
Cụ thể, sức khỏe nhân viên được chăm sóc tại các cơ sở khám chữa bệnh có bảo lãnh cho những lần ốm đau hay không may bị tai nạn lao động. Ngoài ra, nhân viên toàn tâm cống hiến cho doanh nghiệp qua những mốc trọng đại của cuộc đời như: chế độ bảo hiểm thai sản cho cả hai vợ chồng, hưu trí.
Nói tóm lại, từ việc đóng bảo hiểm bắt buộc, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn, giúp thu hút và giữ chân nhân viên tốt hơn. Những yếu tố này góp phần xây dựng nhân lực lành nghề và tận tâm cho doanh nghiệp.